Menu
Nhà Gỗ Lim Cổ Truyền
  • Trang chủ
  • Nhà Gỗ Lim Để Đời
  • Kiến thức khác
Nhà Gỗ Lim Cổ Truyền

Cần lưu ý những gì khi thiết kế gian thờ ở nhà gỗ truyền thống

Posted on 16 Tháng Sáu, 202216 Tháng Sáu, 2022 by Nguyen QUynh

Thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền có ý nghĩa vô cùng lớn đối với gia chủ. Bởi đây là khu vực linh thiêng nhất trong căn nhà. Bài trí, thiết kế đúng theo nguyên tắc sẽ mang đến sự bình an, may mắn, thiết kế sai sẽ đem lại bất hòa, xui rủi cho gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý sau để không gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền được bố trí đúng. 

Video lắp đồ thờ trong ngôi nhà gỗ 3 gian truyền thống

Những lưu ý khi thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ truyền thống

Trong việc thiết kế gian thờ tại ngôi nhà gỗ cổ truyền cần chú ý những vấn đề sau:

Lưu ý về vị trí thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền

  • Trong căn nhà gỗ cổ truyền được làm với các gian lẻ, gian chính giữa, trung tâm sẽ là nơi thiết kế gian thờ. Bởi đây là nơi trang trọng nhất, có vị trí đẹp nhất trong căn nhà gỗ. Chính vì vậy rất thích hợp bố trí làm không gian thờ tự linh thiêng.
Gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền luôn đặt tại vị trí trung tâm
  • Trong bố trí gian thờ tại ngôi nhà gỗ cổ truyền hoặc những không gian nhà khác tuyệt đối không được đặt ngược với hướng nhà. Bởi hướng nhà đã được tính toán kỹ càng và phù hợp với mệnh của gia chủ, đặt ngược hướng sẽ khiến gia chủ làm ăn không hanh thông, không gặp may mắn, tốt lành. 
Hướng của gian thờ đặt tại vị trí phong thủy hợp với cung mệnh gia chủ
  • Tối kỵ nhất trong việc làm gian thờ đó là làm gian thờ gần các khu vực nhà bếp. Đối với việc làm hướng nhà gần khu vực bếp núc, nấu nướng sẽ tạo ra hỏa sát rất nặng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vận khí của các thành viên trong gia đình.
  • Ngoài khu vực bếp, bố trí gian thờ cần tránh khu vực nhà vệ sinh. Bởi đây là không gian linh thiêng cần sự thanh tịnh, trong sạch, phải tránh xa những nguồn khí ô uế từ nhà vệ sinh. 
Khu vực thờ nhà gỗ cổ truyền luôn tránh xa vị trí bếp và nhà vệ sinh
  • Tuyệt đối không đặt gian thờ dưới xà ngang. Bởi làm gian thờ dưới xà ngang sẽ tạo cảm giác áp lực vô hình lên không gian linh thiêng này. Trong phong thủy, thiết kế này sẽ gây hại đến sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình
Đặt gian thờ dưới xà ngang là điều đại kỵ trong thiết kế

Lưu ý về nội thất gian thờ nhà gỗ cổ truyền 

Trong nội thất gian thờ, gia chủ cũng cần chú ý đến những vấn đề sau: 

  • Lựa chọn nội thất phù hợp với kích thước của căn nhà. Không nên chọn những đồ nội thất quá to chiếm lấy khoảng không gian lớn cho gian thờ. Cũng không nên dùng những đồ nội thất quá nhỏ so với không gian khiến khu vực thờ trở nên nhỏ bé, mất cân đối. 
  • Đồ nội thất thờ nên thiết kế với kích thước vào những cung số đẹp trên thước lỗ ban. Bởi vì đồ thờ là những vật linh thiêng, giàu ý nghĩa nên kích thước cũng phải chuẩn chỉ, phù hợp.
Nội thất gian thờ thiết kế đẹp mắt, sang trọng
  • Đối với việc đặt bàn thờ, chiều cao của bàn thờ Phật phải đặt tại vị trí cao hơn bàn thờ gia tiên. Điều này thể hiện sự tôn ti, trật tự, vai vế cao thấp trong khu vực thờ. Và đặc biệt không thờ quá 3 họ. 
  • Đối với việc thiết kế bài vị không nên kê sát tường. Bài vị tổ tiên nếu kê sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của gia chủ và may mắn của các thành viên trong gia đình. Nên để chừa một khoảng trống nhỏ giữa bài vị và tường.
Gian thờ được xếp theo các lớp theo tôn ti, trật tự

Lưu ý về ánh sáng khi thiết kế gian thờ trong nhà gỗ cổ truyền

  • Ánh sáng là một bộ phận rất quan trọng trong việc thiết kế gian thờ. Nên lựa chọn những loại đèn tỏa ra ánh sáng ấm áp như: vàng, cam. Sử dụng những loại ánh sáng này sẽ tạo cho khu vực thờ tự cảm giác trang trọng, linh thiêng. 
  • Không nên sử dụng những loại đèn nhấp nháy nhiều màu sắc thiết kế trong không gian thờ. 
  • Lựa chọn những loại đèn có kích thước phù hợp với không gian thờ để tạo sự cân đối cho khối công trình. 
Ánh sáng gian thờ trang nhã thể hiện sự trang trọng và ấm áp của không gian thờ cúng linh thiêng

Nguyên tắc thiết kế gian thờ trong nhà gỗ cổ truyền

Để khu vực nhà thờ được thiết kế một cách khoa học, trang nghiêm, sau đây là một vài nguyên tắc thiết kế chắc chắn sẽ hữu dụng cho quý vị

  • Thiết kế theo nguyên tắc đối xứng

Như quý vị có thể thấy, nội thất gian thờ luôn được thiết kế theo nguyên tắc đối xứng có đôi, có cặp như: hoành phi treo chính giữa thì hai bên là hai câu đối, hoặc hai lọ lục bình bên cạnh án gian, hoặc đôi đỉnh hạc,…. Sự đối xứng mang lại cảm giác lề lối, khoa học là nguyên tắc đầu tiên gia chủ cần lưu ý khi thiết kế không gian thờ tự. 

Gian thờ luôn được bố trí theo nguyên tắc đối xứng
  • Thiết kế đồng bộ với không gian sinh hoạt

Bởi gian thờ trong căn nhà gỗ cổ truyền sẽ được đặt trong không gian có cả phòng khách và khu vực nghỉ ngơi. Chính vì vậy, nội thất cần phải được đồng bộ từ chất liệu, màu sắc để tạo nên sự mạch lạc, khoa học trong không gian.  

Đồ thờ và đồ nội thất luôn được làm với sự hài hòa, đồng nhất để đem lại tính thẩm mỹ cao cho căn nhà
  • Nguyên tắc hài hòa, cân đối

Trong việc thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền cần chú ý đến việc này. Bởi nó sẽ tạo cho không gian sự cân bằng giữa nơi thờ tự và nơi sinh hoạt. Không nên làm gian thờ quá nhỏ, hoặc quá to ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà gỗ và hoạt động của mọi người. 

Đồ nội thất gian thờ được làm hài hòa

Thiết kế gian thờ trong không gian nhà gỗ cổ truyền hợp lý, đúng phong thủy sẽ giúp cho gia đình làm ăn phát đạt và có nhiều tài lộc. Nếu như không có kinh nghiệm về việc thiết kế gian thờ gia chủ nên lựa chọn những đơn vị uy tín để giúp giải quyết các vấn đề này.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những công trình nhà gỗ lim để đời

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền 

 

Bài viết mới

  • Lý do căn nhà gỗ truyền thống được ưa chuộng giữa thời hiện đại
  • Thi công kết cấu mái nhà gỗ và lưu ý khi chọn ngói lợp
  • Hoa văn làm chân tảng đá kê cột nhà có gì đặc biệt?
  • Vách nhà gỗ – điểm nhấn cho không gian nhà truyền thống 
  • Vì sao nhà gỗ mini được nhiều gia chủ ưa chuộng?

Lưu trữ

  • Tháng Năm 2025
  • Tháng Tư 2025
  • Tháng Ba 2025
  • Tháng Hai 2025
  • Tháng Mười Hai 2024
  • Tháng Mười Một 2024
  • Tháng Mười 2024
  • Tháng Chín 2024
  • Tháng Tám 2024
  • Tháng Bảy 2024
  • Tháng Năm 2024
  • Tháng Tư 2024
  • Tháng Ba 2024
  • Tháng Hai 2024
  • Tháng Một 2024
  • Tháng Mười Hai 2023
  • Tháng Mười Một 2023
  • Tháng Chín 2023
  • Tháng Tám 2023
  • Tháng Bảy 2023
  • Tháng Sáu 2023
  • Tháng Tư 2023
  • Tháng Ba 2023
  • Tháng Hai 2023
  • Tháng Một 2023
  • Tháng Mười Hai 2022
  • Tháng Mười Một 2022
  • Tháng Mười 2022
  • Tháng Chín 2022
  • Tháng Tám 2022
  • Tháng Bảy 2022
  • Tháng Sáu 2022
  • Tháng Tư 2022
  • Tháng Hai 2022
  • Tháng Một 2022
  • Tháng Mười Hai 2021
  • Tháng Mười Một 2021
  • Tháng Mười 2021
  • Tháng Chín 2021
  • Tháng Tám 2021
  • Tháng Sáu 2021
  • Tháng Năm 2021
  • Tháng Tư 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Hai 2021
  • Tháng Một 2021
  • Tháng Mười Hai 2020
  • Tháng Mười Một 2020

Chuyên mục

  • Kiến thức khác
  • Kiến thức nhà gỗ
  • Nhà Gỗ Lim Để Đời
©2025 Nhà Gỗ Lim Cổ Truyền | Powered by WordPress & Superb Themes