Tìm hiểu lịch sử nhà gỗ Bắc Bộ cũng là cách để hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của kiến trúc nhà truyền thống đang được kế thừa và phát triển hiện nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sự phát triển và nét đặc trưng về kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền trong bài viết sau đây.
Video hoàn thiện nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói tại Nam Định
Lịch sử phát triển nhà gỗ Bắc Bộ cổ truyền
Lịch sử phát triển nhà gỗ Bắc Bộ truyền thống được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn sơ khai
Nhà gỗ truyền thống xuất hiện từ thời tiền sử và gắn liền với nền văn hoá Đông Sơn. Trong giai đoạn này nhà gỗ được thiết kế với kết cấu đơn giản và chủ yếu được làm từ chất liệu gỗ tre, mái lợp bằng tranh. Ở giai đoạn sơ khai nhà gỗ kẻ truyền được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cơ bản của con người. Vì vậy nhìn chung kiến trúc nhà gỗ ở giai đoạn này không có gì đặc biệt và chủ yếu để ở.
Giai đoạn phát triển
Trong giai đoạn phát triển từ thế kỷ 10 khi nhà nước phong kiến Việt Nam được thành lập, nhà gỗ cổ truyền trở thành biểu tượng cho sự sang trọng và quyền quý cũng như phát triển về kiến trúc. Ở thời điểm này kỹ thuật làm nhà gỗ được cải tiến và sử dụng các loại gỗ quý hiếm như: lim, sến, táu… Nhà gỗ có kiến trúc đa dạng: nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian, nhà sàn…
Giai đoạn thế kỷ 18 – 19
Lịch sử phát triển nhà gỗ Bắc Bộ trong giai đoạn 18 – 19 sử dụng đường nét hoa văn, chạm khắc tinh xảo trên các cấu kiện thể hiện sự lộng lẫy và uy nghi. Trong đó phải kể tới những công trình kiến trúc nhà gỗ như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, đình làng…
Giai đoạn hiện nay
Nhà gỗ ở giai đoạn hiện nay chịu sự tác động từ quá trình đô thị hoá và dần mai một. Tuy nhiên, có nhiều dòng họ và gia đình lựa chọn nhà gỗ kẻ truyền để thờ cúng tổ tiên, làm nơi ở. Nhà gỗ Bắc Bộ trở thành di sản về văn hoá và thể hiện nét đẹp về tinh hoa kiến trúc cũng như tinh thần của người Việt.
Hiện nay nhà nước và tổ chức xã hội đã có những chính sách để bảo tồn, phát huy giá trị của nhà gỗ cổ truyền để lưu giữ giá trị tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Tìm hiểu cấu trúc của nhà gỗ kẻ truyền
Nhà gỗ truyền thống là nét kiến trúc đặc trưng về nếp sống sinh hoạt và phong tục tập quán của người dân làng quê Bắc Bộ. Gỗ tự nhiên là chất liệu chính để làm nhà gỗ cổ truyền, phổ biến nhất là: gỗ lim, gỗ mít, gỗ gõ đỏ. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu cấu trúc nhà gỗ kẻ truyền dưới đây:
Khung nhà: Phần khung của nhà gỗ gồm các cấu kiện như: hệ thống cột, hệ thống xà, hệ thống kẻ, hệ thống con rường, cấu kiện mái nhà. Các cấu kiện được liên kết với nhau tạo thành bộ khung chắc chắn cho nhà gỗ cổ truyền. Trên các cấu kiện được đục chạm hoa văn tinh xảo, thể hiện nét đẹp trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống.
Hệ mái: Mái nhà gỗ Bắc Bộ thường được thiết kế gồm 2 hoặc 4 mái, phổ biến nhất là nhà 2 mái có độ dốc 68%. Đặc điểm có triền mái thẳng, không cong và hếch lên góc mái tạo sự thanh thoát cho nhà gỗ. Trên mái nhà gỗ có bờ nóc và đặt gạch hoa chanh, trên đỉnh mái có đại tự và con kìm tạo sử cổ kính, trang nghiêm cho ngôi nhà. Bờ chảy của nhà gỗ kẻ truyền có thiết kế đơn giản và toạ độ thoát nước cho mái vào ngày mưa.
Mái nhà gỗ cổ truyền có cấu tạo từ các bộ phận như: hoành, đui, mè, gạch màn và ngói ta nung (hoặc ngói mũi hài, ngói vảy rồng) được lợp trên gạch để chống thấm và chống dột.
Đặc điểm: Nhà gỗ Bắc Bộ được thiết kế gồm 3 phần chính: cột, mài nhà và hoa văn được chạm khắc. Thông thường nhà gỗ được thiết kế quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Nam mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Phần mặt bằng nhà gỗ có hình chữ nhật với 3 gian 2 chái và rộng rãi.
Các gian trong nhà gỗ được phân chia theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Trong đó, gian chính thường được sử dụng để thờ cúng gia tiên và các gian còn lại để tiếp khách, phòng ngủ, nhà kho… Theo kết cấu nhà gỗ truyền thống xưa phía trước nhà có sân hiên rộng để tiếp khách, tụ họp con cháu dịp lễ Tết, phơi thóc lúa…
Xem thêm: Nhà gỗ kẻ truyền – nét kiến trúc đặc trưng làng quê Bắc Bộ
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về lịch sử và kiến trúc của nhà gỗ Bắc Bộ truyền thống. Mọi thông tin cần được tư vấn về thiết kế – thi công làm nhà gỗ cổ truyền, vui lòng liên hệ Nhà Gỗ Phúc Lộc qua hotline 0973 812 666 để được hỗ trợ tận tình.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp